Kinh nghiệm cho thuê homestay – Làm sao để tối ưu lượng booking

Kinh doanh homestay là loại hình kinh doanh phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tuy nhiên để kinh doanh homestay đạt được doanh thu cao không phải ai cũng làm được. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn các kinh nghiệm cho thuê homestay để tối ưu lượng đặt phòng.

Kinh nghiệm cho thuê homestay: Đảm bảo chất lượng homestay, dịch vụ

Chủ đầu tư cần đảm bảo chất lượng homestay, chất lượng dịch vụ là một trong những kinh nghiệm quan trọng trong kinh doanh cho thuê homestay.

Thực tế cho thấy bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào, không chỉ là cho thuê homestay, chất lượng về dịch vụ luôn được đặt lên hàng đầu.

Nếu như homestay của bạn có chất lượng về nội thất, trang thiết bị tốt cộng thêm dịch vụ phục vụ chu đáo, nhiệt tình khiến khách hàng hài lòng thì chắc chắn sẽ quay lại.

Không chỉ là giữ chân được khách hàng mà bạn còn có thể mở rộng thêm khách hàng khác. Vì thông thường, đi du lịch nghỉ dưỡng homestay chắc chắn người đi sau sẽ tham khảo ý kiến những người đã từng trải nghiệm dịch vụ về chất lượng ra sao? Dịch vụ thế nào? Homestay của bạn sẽ được giới thiệu với nhiều người mà không mất khoản phí marketing nào.

Ngược lại, nếu dịch vụ, chất lượng homestay không tốt chắc chắn rằng du khách sẽ không quay trở lại lần 2.

Kinh nghiệm hữu ích: Kết hợp cho thuê homestay với các dịch vụ độc đáo

Trong môi trường có quá nhiều cạnh tranh như kinh doanh homestay thì homestay của bạn cần có sự độc đáo riêng. Không chỉ là phong cách mới lạ, phòng ốc, dịch vụ chất lượng mà bạn còn phải kết hợp với một vài dịch vụ độc đáo để du khách có thể thoải mái vui chơi, nghỉ dưỡng, thư giãn.

Ví dụ như sau những ngày trải nghiệm, khám phá thấm mệt, du khách sẽ có nhu cầu massage để sảng khoái hơn. Vậy cho thuê homestay kết hợp với dịch vụ massage là một ý tưởng khá hay đấy?

Nếu bạn là một người yêu sách, đam mê với sách có thể kinh doanh kết hợp với cafe sách, sách chuyên về văn hóa, du lịch của địa phương nơi bạn đặt homestay hoặc mở rộng hơn du lịch về Việt Nam và thế giới. Thực tế cho thấy đa phần các du khách thích khám phá du lịch thì mới muốn trải nghiệm homestay. Vậy nên vừa ngồi cafe vừa đọc sách du lịch tại địa điểm mình nghỉ dưỡng thì rất hoàn hảo.

Hoặc chiều về ở Đà Lạt, khi hoàng hôn đến, giữa phong cảnh yên bình, sương sương lạnh, du khách làm một ly cà phê nhâm nhi ở góc vườn, ngắm hoàng hôn thì còn gì tuyệt hơn. Vậy bạn có thể kết hợp thêm dịch vụ cafe nơi góc vườn?

Bạn có muốn ở tại một homestay có khu vực nhà hàng đẹp như này? (Nguồn ảnh: Instagram)

Có những du khách, phần đa họ đến với homestay là vì các dịch vụ đi kèm của homestay đó vì quá đẹp, quá hấp dẫn.

Vậy nên bạn cần tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, kết hợp thêm những dịch vụ phù hợp chắc hẳn sẽ thu hút và giữ chân được nhiều khách hàng cho homestay của bạn.

Cho phép đặt phòng trực tuyến qua website và các kênh OTA

Có thể thấy website được xem như bộ mặt thứ hai của homestay. Vậy nên khách hàng rất tin tưởng khi truy cập vào. Nếu muốn tìm kiếm một homestay nào trên mạng, đầu tiên họ sẽ vào website tham khảo. Việc cho phép đặt phòng trực tuyến qua website thuận lợi cho khách hàng và cả cho chủ đầu tư.

OTA là đại lý trực tuyến bán phòng, bán những dịch vụ du lịch trực tuyến trên Internet. Đặc biệt các kênh OTA đã có uy tín uy tín, thương hiệu trên toàn thế giới. Vậy nên khách hàng rất yên tâm, tin tưởng khi đặt phòng tại đây.

Khách du lịch thường đặt phòng qua các kênh OTA

Mặt khác họ không có nhiều thời gian đặt trực tiếp, cách vừa nhanh nhất, vừa yên tâm là đặt online thông qua những kênh uy tín, chất lượng. Điều đó cho thấy việc cho phép sử dụng đặt phòng trực tuyến qua website và các kênh OTA rất quan trọng, vừa làm hài lòng khách hàng, vừa thu hút được những nguồn khách hàng tiềm năng.

Kiểm soát tình trạng phòng, tránh overbooking

Kiểm soát tình trạng đặt trùng phòng, tránh overbooking là một vấn đề quan trọng mà bất kỳ chủ homestay nào cũng nắm rõ khi cho thêu phòng homestay.

Khách hàng đã đặt phòng thành công nhưng một lúc sau lại được thông báo rằng phòng minh đặt đã được một khách hàng khác đặt trước, hoặc thậm chí đến ngày nhận phòng khách hàng, homestay mới phát hiện việc có 2 khách hàng đặt phòng thành công trong vcùng 1 thời điểm, chắc chắn khách hàng sẽ rất khó chịu và không hài lòng về homestay của bạn. Như vậy là bạn đã tự đánh mất một khách hàng tiềm năng.

Khách hàng vô cùng khó chịu khi đã đặt phòng thành công nhưng lại không có phòng (Nguồn ảnh: Facebook)

Vậy nên chủ homestay cần phải kiểm soát thật chặt chẽ về tình trạng phòng còn trống, phòng đã được đặt, nhất là trong các mùa du lịch cao điểm. Bạn có thể sử dụng các phần mềm quản lý đặt phòng để tự động hóa việc cập nhật thông tin, tình trạng phòng.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ toàn bộ những kinh nghiệm cho thuê homestay. Hy vọng bạn có thêm những thông tin, kinh nghiệm bổ ích.

Gọi điện thoại
0786345950
Chat Zalo